thi công lắp đặt hệ thống chống sét

thi công hệ thống chống sét

lắp đặt hệ thống chống sét


HỔ TRỢ TRỰC TUYẾN
hinh

DỊCH VỤ

TIN TỨC NỔI BẬT
Chi tiết tin
THI CÔNG LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CHỐNG SÉT

Đơn vị chuyên phân phối thiết bị chống sétkim thu sétcọc tiếp địacáp đồng trần, hóa chất giảm điện trở đất, hợp kiểm tra điện trở đất, bộ đếm sétthiết bị chống sét lan truyền, thiết bị cắt lọc sét...Tư vấn, thi công lắp đặt hệ thống chống sét trực tiếp, hệ thống chống sét lan truyền cho biệt thự, villa, chung cư cao tầng, nhà xưởng, cây xăng, kho dầu khí, mạng lưới điện....
 

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH LẮP ĐẶT HỆ THỐNG TIẾP ĐỊA CHỐNG SÉT

Cọc tiếp địa
  • Thường dùng cọc đồng đường kính từ 14mm trở lên, dài 2m.
  • Chiều sâu và số lượng cọc tùy thuộc vào địa chất từng vùng, làm sao khi kiểm tra điện trở đo được dưới 10 Ohm.
  • Các cọc phải nối với nhau bằng dây đồng, hàn hoặc bắt bằng bulon đồng.
  • Dây tiếp đất này được nối với vỏ kim loại của các thiết bị điện trong nhà.
Lưu ý :
-    Hiện nay trên thị trường hầu hết các thiết bị điện đều có dây nối đất qua plug cắm 3 chân, nên chỉ cần nối dây tiếp đất vào ổ cắm có 3 lỗ. Khi sử dụng cắm plug 3 chân vào ổ cắm 3 lỗ.
-    Một số khu chung cư cao cấp hiện nay đã chú ý đến vấn đề này: trong các căn hộ có ổ cắm 3 "chân", trong đó có một "chân" đã nối đất nên khá an toàn.
-    Dây nối đất thường chỉ thị bằng màu xanh lá cây có sọc trắng.
 

 Lắp đặt hệ thống tiếp địa chống sét

1. Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất.
 

  • Xác định vị trí làm hệ thống tiếp đất. Kiểm tra cẩn thận trước khi đào để tránh các công trình ngầm khác như cáp ngầm hay hệ thống ống nước.
  • Đào rãnh sâu từ 600mm đến 800mm, rộng từ 300mm đến 500mm có chiều dài và hình dạng theo bản vẽ thiết kế hoặc mặt bằng thực tế thi công.
  • Đối với những nơi có mặt bằng thi công hạn chế hoặc những vùng đất có điện trở suất đất cao thì phải áp dụng phương pháp khoan giếng, đường kính giếng khoan từ 50mm đến 80mm, sâu từ 20m đến 40m tùy theo độ sâu của mạch nước ngầm.
  •  

2. Chôn các điện cực xuống đất.
 
  • Đóng cọc tiếp đất tại những nơi qui định sao cho khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất. Tuy nhiên, ở những nơi có diện tích làm hệ thống đất giới hạn thì có thể đóng các cọc với khoảng cách ngắn hơn (nhưng không được ngắn hơn 1 lần chiều dài cọc).
  • Đóng cọc sâu đến khi đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 100mm đến 150mm.
  • Riêng cọc đất trung tâm được đóng cạn hơn so với các cọc khác, sao cho đỉnh cọc cách mặt đất từ 150 ~ 250mm để khi lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất thì đỉnh cọc sẽ nằm bên trong hố.
  • Rãi cáp đồng trần dọc theo các rãnh đã đào để liên kết với các cọc đã đóng.
  • Hàn hóa nhiệt KUMWELL (tham khảo ở phần hướng dẫn hàn KUMWELL) để liên kết các cọc với cáp đồng trần.
  • Đổ hoá chất làm giảm điện trở đất dọc theo cáp đồng trần hoặc trước khi đóng cọc hãy đào sâu tại vị trí cọc có hố đường kính từ 200mm đến 300mm sâu 500mm tính từ đáy rãnh và hóa chất sẽ được đổ vào những hố này.
  • Hóa chất làm giảm điện trở đất sẽ hút ẩm tạo thành dạng keo bao quanh lấy điện cực tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất giúp giảm điện trở đất và bảo vệ hệ thống tiếp đất.
  • Trong trường hợp khoan giếng, cọc tiếp đất sẽ được liên kết thẳng với cáp để thả sâu xuống đáy giếng. Đổ hóa chất làm giảm điện trở đất xuống giếng, đồng thời đổ nước xuống để toàn bộ hóa chất có thể lắng sâu xuống đáy giếng.
  • Dây dẫn sét trực tiếp từ kim chống sét hoặc cáp tiếp đất từ bản đồng tiếp đất chính sẽ được liên kết vào hệ thống đất tại vị trí cọc trung tâm (vị trí hố kiểm tra điện trở đất).

3. Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất

 
  • Lắp đặt hố kiểm tra điện trở đất tại vị trí cọc trung tâm sao cho mặt hố ngang với mặt đất.
  • Kiểm tra lần cuối các mối hàn và thu dọn dụng cụ.
  • Lấp đất vào các hố và rãnh, nện chặt và hoàn trả mặt bằng.
  • Đo điện trở tiếp đất của hệ thống, giá trị điện trở cho phép là < 10 W, nếu lớn hơn giá trị này thì phải đóng thêm cọc, xử lý thêm hóa chất giảm điện trở đất hoặc khoan giếng để giảm tới giá trị cho phép.
 

HỆ THỐNG CHỐNG SÉT TRỰC TIẾP

Hàng năm mưa dông kèm sét đánh gây ra những thiệt hại về người và tài sản tại các toà nhà, công trình ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh. Việc trang bị một hệ thống chống sét trực tiếp đảm bảo an toàn để hạn chế các rủi ro do sét là việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, do hạn chế về những hiểu biết, do hạn chế về thông tin và do hạn chế về nguồn cung cấp thông tin hỗ trợ đúng đắn dẫn đến coi thường, chủ quan với các rủi ro trên hoặc do nhận định chủ quan từ việc thiếu thông tin hỗ trợ chính thống dẫn đến quan niệm chi phí xây dựng đắt đỏ hoặc thực hiện không đúng phương pháp dẫn đến các thiệt hại vẫn xảy ra và cho rằng các rủi ro này là không thể ngăn chặn, phụ thuộc hoàn toàn vào may rủi thiên nhiên hoặc số mệnh, gây tâm lý hoang mang cho người sử dụng !

   Từ những suy nghĩ và nhận định trên chúng tôi quyết định công bố các phương pháp xây dựng, các thiết kế cơ bản hệ thống chống sét trực tiếp đúng kỹ thuật, phù hợp tiêu chuẩn và chi phí phù hợp nhất với điều kiện kinh tế các hộ gia đình tại việt nam. Việc chi phí xây dựng lắp đặt một hệ thống tùy thuộc vào vật liệu, tính thẩm mỹ mà có mức chi phí khác nhau từ các nhà cấp 4, căn hộ liền kề hoặc các biệt thự với diện tích từ vài chục mét vuông đến vài trăm mét vuông bởi tính khả dụng và hoàn toàn áp dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế (IEC 62305).

Một hệ thống chống sét trực tiếp cơ bản, bao gồm các thành phần sau:

   - Kim thu sét (bao gồm dây dẫn liên kết trên mái công trình với kim thu sét).

   - Dây dẫn thoát sét (dây dẫn sét).

   - Hệ thống tiếp địa (gồm cọc tiếp địa và dây dẫn liên kết các cọc tiếp địa chôn sâu dưới đất).

 Kim thu sét:

   Kim thu sét là bộ phận quan trọng của hệ thống chống sét trực tiếp, đây là vị trí để sét đánh trúng.

   Kim thu sét có thể được cấu thành bởi thanh sắt hoặc vật liệu kim loại chống gỉ (thép chống gỉ, inox, đồng, thép mạ đồng, nikel v.v) tùy thuộc điều kiện kinh tế và tuổi của công trình, Các kim chống sét này có thể được tạo thành bởi chính các đoạn dây dẫn bằng kim loại kể trên liên kết theo chiều ngang hoặc dọc mái đến các điểm góc mái với đường kính tối thiểu từ 8-10mm hoặc có tiết diện từ 50 milimet vuông trở lên tùy vào loại vật liệu sử dụng.

   Dây dẫn liên kết các kim thu sét được gắn trực tiếp lên phần ngoài cùng của mái công trình (không áp dụng trường hợp cho mái sử dụng vật liệu chống nóng dễ bắt lửa hoặc mái công trình bằng vật liệu kim loại mỏng, chi tiết liên hệ với chúng tôi để được tư vấn), cố định dọc theo các bờ cạnh của mái. Các điểm đan chéo giữa các dây dẫn và kết nối với dây dẫn xuống được liên kết với nhau đảm bảo cố định chắc chắn. 

 Dây dẫn xuống:

   Chức năng của dây dẫn xuống là dây liên kết từ bộ phận kim thu sét với hệ thống tiếp địa.

   Lựa chọn sử dụng vật liệu làm dây dẫn sét là cáp thép tráng kẽm hoặc cáp đồng với tiết diện từ Ø8 (50mm2), các dây dẫn được bắt cố định trên cạnh mái và trên tường đảm bảo chắc chắn.

   Các điểm liên kết giữa dây dẫn xuống với dây liên kết trên mái và hệ thống tiếp địa được hàn hoặc kẹp cố định.

   Số lượng dây dẫn sét tùy thuộc vào kích thước của ngôi nhà tuy nhiên tối thiểu nên có 2 dây dẫn xuống được đặt ở vị trí đối xứng nhau, khoảng cách giữa các dây dẫn xuống quanh tường bao không vượt quá 20m.

 Lưu ý: Lắp đặt các dây dẫn xuống phải đảm bảo mỹ quan cho công trình và tránh những vị trí có thể gây nguy hiểm cho con người.

 Hệ thống tiếp địa:

   Hệ thống tiếp địa bao gồm các cọc tiếp địa chôn sâu trong lòng đất, dây liên kết cọc tiếp địa được bao xung quanh chân móng của công trình có chức năng tiêu tán toàn bộ năng lượng của xung sét vào trong đất, đồng thời giảm thiểu các tác động do sét gây ra đối với con người đi lại xung quanh công trình: Hiện tượng điện áp bước, điện áp chạm,...

   Tùy theo điều kiện thực tế, thi công hệ thống tiếp địa sử dụng tối thiểu từ 2 cọc tiếp địa đường kính Ø14.2 hoặc Ø16, có độ dài 2.4m, vật liệu bằng thép mạ đồng hoặc bằng đồng vàng cũng như phương áo thi công theo phương pháp khoan giếng thả cọc hoặc bằng phương pháp đóng cọc trực tiếp tại vị trí xung quanh chân móng của công trình để đạt được giá trị điện trở hệ thống tiếp địa theo yêu cầu.

   Với phương pháp đóng cọc trực tiếp: Các cọc tiếp địa được đóng xuống nền đất trong các rãnh sâu tối thiểu 80 - 100cm. Vị trí các cọc tiếp địa được đóng cách móng công trình tối thiểu 1m.

     Các dây dẫn được liên kết trong các rãnh tiếp địa và được chôn sâu cách mặt đất từ 80-100cm. Liên kết dây dẫn với các cọc tiếp địa bằng cách sử dụng kẹp hoặc hàn và nên được quấn lớp vải hoặc màng bảo vệ giảm tác động ăn mòn bởi môi trường xung quanh làm tăng tuổi thọ công trình.

   Hệ thống tiếp địa sau khi thi công tốt nhất nên có giá trị nhỏ hơn 10Ohm là đạt yêu cầu và đảm bảo an toàn.

   Đối với các khu vực trung du, miền núi, đất pha nhiều sỏi đá, để thi công hệ thống tiếp đạt giá trị yêu cầu là rất khó, việc bổ sung thêm nhiều cọc tiếp địa kết việc sử dụng hóa chất thay đổi điện trở suất giúp cải thiện và giảm điện trở tiếp địa theo yêu cầu.

   Hãy Liên Hệ Với Chúng Tôi Để Được Tư Vấn Và Hỗ Trợ Tốt Nhất.

           CÔNG TY TNHH PCCC DK VIỆT NAM
► Địa chỉ: 778/6 Thống Nhất, Phường 15, Q, Gò Vấp, TP.HCM  
► Địa chỉ: 19/3 Đường 49, Phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TP.HCM
► Địa chỉ: 1Bis/7 Sương Nguyệt Ánh, P.Bến Thành,Q1, TPHCM
► Địa chỉ: 39 Đường số 9, KP4, P.An Phú, TX Thuận An, Tỉnh Bình Dương
► Wedsite: banthietbiphongchay.com         Email: pcccdkvietnam@gmail.com
► ĐT: 08.6685.1357                              Hotline: 0908.658.779 Mr Duy
 
 
 
 
 
SẢN PHẨM KHÁC
 




THÔNG TIN CÔNG TY


 CÔNG TY TNHH PCCC DK VIỆT NAM
Địa chỉ: 778/6 Thống Nhất, P15,Q Gò Vấp, TPHCM
CN 2 : 19/3 đường 49 ,P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức, TPHCM
CN 3 : 39 đường số 9 ,KP4 ,P.An Phú,TX.Thuận An,Bình Dương
Hotline: 0908.658.779 Mr Duy
Email: pcccdkvietnam@gmail.com


THỐNG KÊ TRUY CẬP


  • hình Đang online : 1
  • hình Đã online: 374708

hệ thống chống sét

THIẾT BỊ PHÒNG CHÁY

THIẾT BỊ PHÒNG CHÁY
THIẾT BỊ PHÒNG CHÁY
HOTLINE
0908.658.779